Điện
toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là
mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng
Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet
(dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng
về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi
khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các
"dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một
nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức,
kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng
phục vụ công nghệ đó.
Theo
tổ chức Xã hội máy tính IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu
trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời
ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong
doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay,...". Điện toán đám mây là
khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và
các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề
tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện
toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng dụng
kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web,
còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ.
Điện toán đám mây (cloud
computing) chưa hẳn là một công nghệ mới, nhưng nó là một cuộc cách mạng đang
làm thay đổi bản chất của công nghệ thông tin và tác động mạnh đến mọi
lĩnh vực trong đó có hoạt động thư viện.
Khái quát điện toán đám mây và phác thảo xu thế tất yếu của việc ứng dụng thư
viện số trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Có ba kiểu hình thành đám mây ứng dụng trong đám
mây thư viện: riêng tư, công cộng và
lai.
ü Các đám mây công cộng có sẵn cho công chúng hoặc
một nhóm ngành nghề lớn và do một tổ chức bán các dịch vụ đám mây sở hữu và
cung cấp. Một đám mây công cộng là cái mà người ta hình dung là đám mây theo
nghĩa thông thường; đó là, các tài nguyên được cung cấp động trên Internet bằng
cách sử dụng các ứng dụng web từ một nhà cung cấp bên thứ ba bên ngoài cung cấp
các tài nguyên chia sẻ và gửi hóa đơn tính cước trên cơ sở tính toán việc sử dụng.
ü Các đám mây riêng tư tồn tại bên trong tường lửa
của công ty bạn và do tổ chức của bạn quản lý. Chúng là các dịch vụ đám mây do
bạn tạo ra và kiểm soát trong doanh nghiệp của mình. Các đám mây riêng tư cũng
cung cấp nhiều lợi ích tương tự như các đám mây công cộng, sự khác biệt chủ yếu
là tổ chức của bạn chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì đám mây đó.
ü Các đám mây lai là một sự kết hợp của đám mây
công cộng và riêng tư khi sử dụng các dịch vụ có trong cả hai vùng công cộng và
riêng tư. Các trách nhiệm quản lý được phân chia giữa các nhà cung cấp dịch vụ
đám mây công cộng và chính doanh nghiệp. Khi sử dụng một đám mây lai, các tổ chức
có thể xác định các mục tiêu và các yêu cầu của các dịch vụ được tạo ra và có
được chúng dựa vào sự lựa chọn thích hợp nhất.
Lợi ích của điện toán đám mây
Nói chung trong hầu hết
các trường
hợp, doanh
nghiệp cần phải
điều
chỉnh lại chiến
lược
sử
dụng hạ tầng công nghệ thông tin để giảm chi phí sản xuất, và một trong các xu hướng được tính
đến là sử dụng mô hình
điện
toán đám
mây với
những lợi ích điển hình được liệt kê dưới đây:
Giảm chi phí
Mô hình điện toán đám mây có chi phí thấp hơn so với mô hình sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin truyền thống vì phí sử dụng được trả theo dịch vụ và thời gian, mà khách hàng không phải đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng và giảm được chi phí vận hành và
bảo
trì. Còn trong trường hợp mô hình điện toán riêng thì chi phí ban đầu và chi phí định kỳ thấp
hơn nhiều so với mô hình
hạ tầng công nghệ thông tin truyền
thống.
Tăng
khả năng lưu trữ
Với cơ sở hạ tầng quy mô lớn được do nhà cung
cấp
mang lại, việc lưu trữ và bảo trì khối
lượng lớn dữ liệu có thể được tiến hành dễ dàng. Việc tăng đột ngột khối lượng
công
việc
cũng được xử lý hiệu quả, vì các đám mây có thể được mở rộng một cách dễ dàng
và linh
hoạt. Khách hàng cũng không phải quan tâm đến các thay đổi trong công nghệ lưu trữ,
điều mà trước kia có thể gây ra vấn đề khi có chuyển đổi lớn về công nghệ và phương
tiện lưu trữ đặc biệt đối
với những khối lượng dữ
liệu
lớn.
Tăng
tính linh hoạt
Tính linh hoạt cao là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Với các doanh
nghiệp phải điều chỉnh nhanh khi điều kiện kinh doanh thay đổi, tốc độ cung cấp dịch vụ
là rất quan trọng. Điện toán đám mây nhấn mạnh vào việc đưa các ứng dụng
và sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng, bằng cách sử dụng các modul xây dựng sẵn thích hợp nhất
cho việc triển khai.
Thách thức của điện
toán đám mây
Tại sao bạn muốn chạy mã của bạn trên một nền
tảng điện toán đám mây thay vì trên các máy tính riêng của bạn? Có một số lý do
thực tế, đơn giản. Bạn không phải mua và cài đặt lên tất cả các máy tính đó. Nếu
đó là khía cạnh duy nhất của điện toán đám mây, thì nó sẽ không khác hơn là một
dịch vụ máy chủ lưu trữ. Ưu điểm chính của điện toán đám mây là có thể nhanh
chóng bật và tắt các ứng dụng ("spin up") và có thể phát triển linh
hoạt năng lực tính toán của bạn khi cần thiết. Ít nhất, bất kỳ nền tảng điện
toán đám mây nào cũng có thể liên tục cung cấp tài nguyên điện toán càng ngày
càng lớn theo yêu cầu. Một số nền tảng cũng cung cấp các nền tảng phát triển
dùng chung, phổ biến trên điện toán theo yêu cầu.Tóm lại, điện toán đám mây cho
phép tổ chức của bạn nhanh chóng triển khai các ứng dụng và phát triển chúng để
đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Điện toán đám mây có một số thách thức là :
Một
trong những vấn đề rõ ràng nhất với điện toán đám mây là dữ liệu được cung cấp
cho ứng dụng của bạn nằm ngay trong đám mây, cùng với ứng dụng của bạn. Dữ liệu
của bạn có thể rất nhạy cảm, chẳng hạn như thông tin nhận dạng cá nhân về khách
hàng của bạn hoặc về các công cụ tài chính và các hồ sơ giao dịch. Bạn cũng có
thể có dữ liệu không nhạy cảm nhưng lại rất có giá trị, chẳng hạn như thông tin
tổng hợp về những người dùng của bạn và cách họ sử dụng ứng dụng của bạn. Với
thông tin quan trọng được lưu trữ trong đám mây, bạn phải hiểu nền tảng đó có
an toàn hay không.
Ai truy cập dữ liệu của bạn trong đám mây
không phải là điều duy nhất cần lo lắng. Tính toàn vẹn của dữ liệu đó mới là
quan trọng. Hư hỏng của máy phải được dự kiến, vì vậy điều quan trọng là dữ liệu
của bạn có thể được sao lưu và phục hồi trong trường hợp có hư hỏng. Một nền tảng
có cung cấp sao lưu và phục hồi dữ liệu hoặc ít nhất là làm cho nó có khả năng
cho những khách hàng cần điều này không? Độ tin cậy của ứng dụng của bạn rõ
ràng rất quan trọng. Những loại thỏa thuận mức dịch vụ nào được một nền tảng cụ
thể cung cấp?
Những ưu điểm chính của điện toán đám mây.
Điện toán đám mây đã tạo cơ sở hình thành phần mềm như là dịch vụ SaaS
(Software-as-a-Service) và các server theo định chế “đám mây”. Nhờ các server
đám mây, những trung tâm dữ liệu truyền thống có thể được thu nhỏ trong một
valy, nên giá thành trung tâm dữ liệu giờ đây giảm xuống đáng kể. Giá thành các
“Server đám mây” và thiết bị đầu cuối của người sử dụng giảm.
Nhờ điện toán đám mây, các công ty lớn giờ đây không cần phải mua máy
chủ riêng, không cần duy trì hàng trăm máy tính để chứa các dữ liệu của
công ty, không cần đội ngũ cán bộ quản trị mạng, không cần mua bản quyền các
phần mềm, v..v … Thay vào đó, công ty chỉ cần sử dụng dịch vụ cài đặt tại
một trung tâm điện toán nào đó, đánh giá dịch vụ đó có đáp ứng nhu cầu của công
ty mình hay không, và trả tiền dịch vụ đó. Lúc đó công ty sẽ “toàn tâm” tập
trung sản xuất còn các nhà cung cấp dịch vụ sẽ lo cơ sở hạ tầng và công nghệ
thay thế để duy trì hoạt động mạng của công ty . Đối với cá nhân người sử dụng không cần
biết bằng công nghệ, bằng hình thức nào, và bằng phương thức quản lý như thế
nào để tạo ra và duy trì các dịch vụ đó, mà chỉ quan tâm làm sao có thể
truy cập sử dụng dịch vụ với mức độ an toàn, tin cậy của dịch vụ được cung cấp
có đáp ứng được như cầu của mình hay không.
Tóm lại, điện toán đám mây được nói gọn thành “4 không” : không cần máy
chủ, không cần bảo trì, không sợ rủi ro, không có bản quyền, người sử
dụng chỉ cần máy tính nối mạng là có thể sở hữu nguồn tài nguyên vô tận trên
internet.
Lợi thế của điện toán đám mây trong thư viện số
Trong thư viện số thường xuyên phải sử dụng nhiều đến các cơ sở dữ liệu
cùng với các phép tính toán thống kê. Điện toán đám mây có thể cung cấp cho các
cơ sở thư viện số một phương pháp nhằm giúp người dùng tin một công cụ
tra cứu nhanh truy cập thông tin. Thông qua điện toán đám mây, các cơ sở thư
viện số giải quyết được bài toán về xây dựng cơ sở hạ tầng, phần mềm, và
lưu trữ dữ liệu. Nhờ điện toán đám mây có thể xây dựng dịch vụ sử dụng một lần
và sau đó sử dụng nhiều lần bởi đông đảo người sử dụng theo nhu cầu của họ. Điện toán đám mây
là một lựa chọn tốt cho các cơ sở thư viện số sử dụng hiệu quả. Nó
sẽ không chỉ làm lợi cho người sử dụng còn giúp các thư viện xây dựng cơ sở hạ
tầng đa năng tính toán thường xuyên. Dịch vụ điện toán đám mây thực hiện theo
các mô hình dịch vụ khác nhau như nền tảng như một dịch vụ (PaaS), lưu trữ như
một dịch vụ hoặc phần mềm như một dịch vụ (SaaS), cơ sở hạ tầng như một dịch vụ
(IaaS). SaaS được sử dụng trong các đám mây riêng để cung cấp các phần
mềm hỗ trợ cho người sử dụng khai thác các phần mềm đắt giá khó tìm trên mạng.
Điều này không chỉ cung cấp cho họ những phần mềm chất lượng mà còn giải phóng
người sử dụng khỏi gánh nặng chi phí các phần mềm bản quyền. IaaS và PaaS được
sử dụng để đáp ứng các nhu cầu cơ sở hạ tầng của sinh viên, giảng viên, học giả
nghiên cứu với một số cấu hình phần cứng cụ thể cho các nhiệm vụ cụ thể.
Sử dụng hệ thống đăng nhập đơn giản,người sử dụng dễ dàng đưa ra yêu cầu
và có thể sử dụng cơ sở hạ tầng hầu như không giới hạn. Vì thế mạnh nhất của
điện toán đám mây là mô hình dịch vụ lưu trữ quy mô lớn thông tin. Dữ
liệu có liên quan với công việc nghiên cứu khác nhau, dự án hoặc thông tin có
thể tái sử dụng, có thể được giao cho các đám mây lưu trữ quản lý và có
thể được truy cập theo yêu cầu. Các cơ sở thư viện số hợp tác với nhau để
xây dựng một kho lưu trữ thông tin theo mô hình lưu trữ tập trung ảo. Đây là cơ
chế hoạt động có hiệu quả nhằm giảm chi phí lưu trữ để duy trì kho dữ liệu thư
viện số theo điện toám đám mây.
“Dịch vụ lưu trữ đám mây” là cách gọi gần gũi chỉ những dịch vụ trực
tuyến cung cấp giải pháp giúp người dùng cất giữ các loại dữ liệu của họ lên
“đám mây”, tức hệ thống máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ.“Dịch vụ lưu trữ đám
mây” không chỉ giúp người dùng có thể truy cập đến dữ liệu của họ từ bất cứ
đâu, thông qua nhiều thiết bị có khả năng kết nối Internet, mà còn giúp giảm
thiểu rủi ro mất mát, hư hỏng dữ liệu đôi khi xảy ra, nếu sử dụng các biện pháp
lưu trữ truyền thống, như ổ cứng, ổ cứng di động USB, hay đĩa DVD, CD…
Mời các bạn quan tâm đến chủ đề tham
khảo bài viết “ Ứng dụng điện toán đám mây
trong thư viện số” của tác giả Nguyễn Mạnh Hải tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17702
Nhận xét
Đăng nhận xét