Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam



Công chứng viên là người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản. 



Để được bổ nhiệm là công chứng viên, một người cần đáp ứng các điều kiện sau:
Về tiêu chuẩn công chứng viên công chứng viên:
Theo quy định tại Điều 8, Luật công chứng năm 2014 về tiêu chuẩn công chứng viên thì:
“Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng”.

 

Theo đó, Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có bằng cử nhân luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
+ Hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng 03 tháng đối với những người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Luật công chứng năm 2014 bao gồm: người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng kéo dài trong 12 tháng sau khi có bằng cử nhân luật đối với những trường hợp không được miễn đào tạo nghề công chứng kể trên.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng: theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Luật công chứng năm 2014 thì: “Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự”. Sau khi tham gia quá trình tập sự hành nghề công chứng, người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng là người được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
Mời các bạn tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Chu Hồng Sơn tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/14640

Nhận xét