Khoản
1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) quy định: “Chương trình máy tính (CTMT) là
tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất
kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng
làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
CTMT được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay
mã máy”, đồng thời khoản 2 điều 59 Luật SHTT quy định loại trừ cấp bằng độc quyền
sáng chế (patent) cho CTMT, như vậy pháp luật Việt Nam quy định chỉ bảo hộ quyền
tác giả đối với CTMT.
Bộ
luật quyền tác giả của Hoa Kỳ sửa đổi 2003 (United States Code Title 17
Copyrights As amended through December 13, 2003) quy định bảo hộ quyền tác giả
đối với CTMT, nhưng ngay từ năm 1981, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tại Diamond v.
Diehr đã thừa nhận rằng một số sáng chế phần mềm (Lưu ý: Tòa án Hoa Kỳ sử dụng
thuật ngữ sáng chế phần mềm – Software Inventions) được cấp patent. Tòa án cho
rằng phần mềm được liên kết với một cấu trúc vật lý có thể được cấp patent,
ngay cả khi một thuật toán (algorithm) đã tham gia vào quá trình này.
Ấn
Độ – một trong những quốc gia có nền công nghiệp phần mềm phát triển trên thế
giới, đã ban hành đạo luật quyền tác giả 1957 (Copyrights Act, 1957), sửa đổi
1999 quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với CTMT, nhưng đạo luật bằng sáng chế
1970 (Patents Act, 1970) quy định có thể cấp patent cho CTMT khi nó được liên kết
với một cấu trúc vật lý.
Điều
3 Luật quyền tác giả của Trung Quốc (Copyright Law of the People’s Republic of
China) quy định bảo hộ phần mềm máy tính (Luật quyền tác giả của Trung Quốc sử
dụng thuật ngữ PMMT Computer Software). Năm 2001, Trung Quốc đã ban hành Quy định
bảo hộ PMMT để thực hiện Nghị định số 339 của Hội đồng nhà nước, điều 6 của Quy
định này nêu rõ không bảo hộ ý tưởng, quy trình, thuật toán… để tạo nên phần mềm.
Như
vậy, qua phân tích tại mục 3 cho thấy mặc dù pháp luật quốc tế và pháp luật một
số quốc gia khác quy định bảo hộ quyền tác giả đối với CTMT nhưng vẫn không loại
trừ khả năng cấp patent cho CTMT.
Mời
các bạn tìm hiểu luận văn “Bảo hộ chương trình máy tính theo pháp luật sở hữu
trí tuệ Việt Nam” của tác giả Lê Quang Minh tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/14625
Nhận xét
Đăng nhận xét