http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18141
Andesit là loại đá magma phun trào, về thành phần, andesit chiếm vị trí trung gian giữa basalt và dacit.
Tên gọi loại đá này được gọi theo tên của dãy núi Andes nằm ở Nam Mỹ, nơi đá này được phát hiện ra và mô tả đầu tiên.
Andesit tổ hợp cùng với các đá khác như basalt, dacit, ryolit, phổ biến rất rộng rãi trong các thành tạo magma liên quan với đới hút chìm.
Andesit được xem là đá phun trào tương đồng với đá xâm nhập diorite và là đại diện cho các kiểu đá magma chiếm đa số trong thành phần của các cung đảo hình thành do có sự hút chìm thạch quyển đại dương xuống dưới thạch quyển đại dương khác như Aleutian. Caribe, Kuril, Kamchatka, Nhật Bản, Philippin, Nam Sandwich, Indonesia, Marian, các đảo Fiji và Solomon.
Ngoài ra, andesit còn phổ biến trong các thành tạo liên quan với sự hút chìm thạch quyển đại dương xuống dưới thạch quyển lục địa, tạo nên các chuỗi núi lửa được gọi là cung núi lửa rìa lục địa, như dãy núi Andes, đai núi lửa Trung Mỹ, đai núi lửa Mexico, Cascades, một phần cung Aleutian trên vỏ lục địa, đảo Băc New Zealand.
Bên trong mỗi cung núi lửa, các núi lửa kiểu trung tâm thường cấu tạo chủ yếu từ andesit nằm xen kẹp với các tầng đá vụn núi lửa.
Ở các giai đoạn hoạt động phun trào muộn hơn, dung nham có thành phần axit hơn (dacit, ryolit) chiếm lượng chủ yếu.
Sự có mặt số lượng lớn các núi lửa trung tâm cấu tạo từ andesit trong cung đã làm nhiều nhà thạch học trước đây cho rằng basalt vắng mặt trong các thành tạo magma ở môi trường này.
Ngày nay đã có nhiều bằng chứng về sự có mặt rộng rãi của basalt phân bố ở khu vực xung quanh núi lửa. Hiện tượng này được giải thích là do lò magma nằm dưới núi lửa trung tâm đã ngăn giữ những magma mafic trước khi chúng đạt tới bề mặt và ở đây chúng bị phân dị thành các dung thể có thành phần axit hơn. Những magma mafic không bị cản trở có thể phun lên bề mặt ở những khu vực xung quanh núi lửa trung tâm.
Andesit cũng được tìm thấy trong nhiều tổ hợp đá magma cổ và sự có mặt của chúng cùng với basalt, dacit, ryolit được xem như là một trong những bằng chứng về sự tồn tại một đới hút chìm trong quá khứ. Khi nghiên cứu loạt đá andesit không thể không nói tới một biến loại tuy hiếm gặp nhưng rất có ý nghĩa về mặt thạch luận đó là boninit, được gọi theo tên cung đảo Izu-Bonin ở phía nam Nhật Bản.
Boninit được xem như một loại andesit nguyên thủy cao magne, có nguồn gốc do nóng chảy từng phần manti.
Boninit hình thành trong môi trường trước cung, đặc biệt là trong các giai đoạn sớm của hoạt động hút chìm, có mặt trong các phức hệ ophiolit và được xem như các thành tạo trước cung cổ.
Andesit là loại đá magma phun trào, về thành phần, andesit chiếm vị trí trung gian giữa basalt và dacit.
Tên gọi loại đá này được gọi theo tên của dãy núi Andes nằm ở Nam Mỹ, nơi đá này được phát hiện ra và mô tả đầu tiên.
Andesit tổ hợp cùng với các đá khác như basalt, dacit, ryolit, phổ biến rất rộng rãi trong các thành tạo magma liên quan với đới hút chìm.
Andesit được xem là đá phun trào tương đồng với đá xâm nhập diorite và là đại diện cho các kiểu đá magma chiếm đa số trong thành phần của các cung đảo hình thành do có sự hút chìm thạch quyển đại dương xuống dưới thạch quyển đại dương khác như Aleutian. Caribe, Kuril, Kamchatka, Nhật Bản, Philippin, Nam Sandwich, Indonesia, Marian, các đảo Fiji và Solomon.
Ngoài ra, andesit còn phổ biến trong các thành tạo liên quan với sự hút chìm thạch quyển đại dương xuống dưới thạch quyển lục địa, tạo nên các chuỗi núi lửa được gọi là cung núi lửa rìa lục địa, như dãy núi Andes, đai núi lửa Trung Mỹ, đai núi lửa Mexico, Cascades, một phần cung Aleutian trên vỏ lục địa, đảo Băc New Zealand.
Bên trong mỗi cung núi lửa, các núi lửa kiểu trung tâm thường cấu tạo chủ yếu từ andesit nằm xen kẹp với các tầng đá vụn núi lửa.
Ở các giai đoạn hoạt động phun trào muộn hơn, dung nham có thành phần axit hơn (dacit, ryolit) chiếm lượng chủ yếu.
Sự có mặt số lượng lớn các núi lửa trung tâm cấu tạo từ andesit trong cung đã làm nhiều nhà thạch học trước đây cho rằng basalt vắng mặt trong các thành tạo magma ở môi trường này.
Ngày nay đã có nhiều bằng chứng về sự có mặt rộng rãi của basalt phân bố ở khu vực xung quanh núi lửa. Hiện tượng này được giải thích là do lò magma nằm dưới núi lửa trung tâm đã ngăn giữ những magma mafic trước khi chúng đạt tới bề mặt và ở đây chúng bị phân dị thành các dung thể có thành phần axit hơn. Những magma mafic không bị cản trở có thể phun lên bề mặt ở những khu vực xung quanh núi lửa trung tâm.
Andesit cũng được tìm thấy trong nhiều tổ hợp đá magma cổ và sự có mặt của chúng cùng với basalt, dacit, ryolit được xem như là một trong những bằng chứng về sự tồn tại một đới hút chìm trong quá khứ. Khi nghiên cứu loạt đá andesit không thể không nói tới một biến loại tuy hiếm gặp nhưng rất có ý nghĩa về mặt thạch luận đó là boninit, được gọi theo tên cung đảo Izu-Bonin ở phía nam Nhật Bản.
Boninit được xem như một loại andesit nguyên thủy cao magne, có nguồn gốc do nóng chảy từng phần manti.
Boninit hình thành trong môi trường trước cung, đặc biệt là trong các giai đoạn sớm của hoạt động hút chìm, có mặt trong các phức hệ ophiolit và được xem như các thành tạo trước cung cổ.
Title: | Andesit |
Authors: | Nguyễn, Viết Ý |
Keywords: | Thành phần Nguồn gốc Andesit ở Việt Nam |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | H. : ĐHQGHN |
Citation: | 4 tr. |
Abstract: | Andesit là loại đá magma phun trào, về thành phần, andesit chiếm vị trí trung gian giữa basalt và dacit. Tên gọi loại đá này được gọi theo tên của dãy núi Andes nằm ở Nam Mỹ, nơi đá này được phát hiện ra và mô tả đầu tiên. Andesit tổ hợp cùng với các đá khác như basalt, dacit, ryolit, phổ biến rất rộng rãi trong các thành tạo magma liên quan với đới hút chìm. Andesit được xem là đá phun trào tương đồng với đá xâm nhập diorite và là đại diện cho các kiểu đá magma chiếm đa số trong thành phần của các cung đảo hình thành do có sự hút chìm thạch quyển đại dương xuống dưới thạch quyển đại dương khác như Aleutian. Caribe, Kuril, Kamchatka, Nhật Bản, Philippin, Nam Sandwich, Indonesia, Marian, các đảo Fiji và Solomon. Ngoài ra, andesit còn phổ biến trong các thành tạo liên quan với sự hút chìm thạch quyển đại dương xuống dưới thạch quyển lục địa, tạo nên các chuỗi núi lửa được gọi là cung núi lửa rìa lục địa, như dãy núi Andes, đai núi lửa Trung Mỹ, đai núi lửa Mexico, Cascades, một phần cung Aleutian trên vỏ lục địa, đảo Băc New Zealand. Bên trong mỗi cung núi lửa, các núi lửa kiểu trung tâm thường cấu tạo chủ yếu từ andesit nằm xen kẹp với các tầng đá vụn núi lửa. Ở các giai đoạn hoạt động phun trào muộn hơn, dung nham có thành phần axit hơn (dacit, ryolit) chiếm lượng chủ yếu. Sự có mặt số lượng lớn các núi lửa trung tâm cấu tạo từ andesit trong cung đã làm nhiều nhà thạch học trước đây cho rằng basalt vắng mặt trong các thành tạo magma ở môi trường này. Ngày nay đã có nhiều bằng chứng về sự có mặt rộng rãi của basalt phân bố ở khu vực xung quanh núi lửa. Hiện tượng này được giải thích là do lò magma nằm dưới núi lửa trung tâm đã ngăn giữ những magma mafic trước khi chúng đạt tới bề mặt và ở đây chúng bị phân dị thành các dung thể có thành phần axit hơn. Những magma mafic không bị cản trở có thể phun lên bề mặt ở những khu vực xung quanh núi lửa trung tâm. Andesit cũng được tìm thấy trong nhiều tổ hợp đá magma cổ và sự có mặt của chúng cùng với basalt, dacit, ryolit được xem như là một trong những bằng chứng về sự tồn tại một đới hút chìm trong quá khứ. Khi nghiên cứu loạt đá andesit không thể không nói tới một biến loại tuy hiếm gặp nhưng rất có ý nghĩa về mặt thạch luận đó là boninit, được gọi theo tên cung đảo Izu-Bonin ở phía nam Nhật Bản. Boninit được xem như một loại andesit nguyên thủy cao magne, có nguồn gốc do nóng chảy từng phần manti. Boninit hình thành trong môi trường trước cung, đặc biệt là trong các giai đoạn sớm của hoạt động hút chìm, có mặt trong các phức hệ ophiolit và được xem như các thành tạo trước cung cổ. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18141 |
Appears in Collections: | Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét