Nghiên cứu về chuỗi cung ứng các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20804



Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là hệ thống tổ chức, con người, hoạt động thông tin và nguồn lực liên quan tới chu chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung ứng đến khách hàng.
Nhiều tập đoàn lớn với thương hiệu toàn cầu lồng ghép các quy tắc ứng xử và hướng dẫn vào văn hóa công ty và hệ thống quản trị doanh nghiệp, đề ra các yêu cầu cho các nhà cung ứng (nhà máy, nông trại, dịch vụ…) thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Trong những năm gần đây để ứng phó có hiệu quả với nguy cơ hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất tăng đã xuất hiện thuật ngữ “nền kinh tế xanh” (Green Economie), từ đó cũng ra đời “chuỗi cung ứng xanh” (Green Supply Chain).
Theo đó, từ thiết kế sản phẩm đến xây dựng quy trình sản xuất và quản lý logistics, chuỗi cung ứng nếu chỉ cố gắng giảm thiểu tác động đến môi trường thì chưa đủ để theo đuổi chiến lược “chuỗi cung ứng xanh”. Trong khi mục tiêu rộng lớn là giảm thiểu khí CO2 thì lợi ích thực sự của doanh nghiệp được đo lường thông qua việc sử dụng tối ưu tài sàn công ty, sản xuất chất thải ít hơn, thời gian tiếp cận thị trường nhanh hơn, luôn đổi mới sản phẩm và tăng lợi nhuận.
Theo Hội đồng chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (The Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP) thì quản trị chuỗi cung ứng bao gồm lập kế hoạch và quản trị liên quan đến nguồn cung ứng, bỏ thầu, chuyển đổi và quản lý hậu cần (logistics management), đòi hỏi sự phối hợp, liên kết với các kênh đối tác là bên cung cấp, bên trung gian, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba và khách hàng. Các nhà cung cấp đầu tiên là cung cấp sản phẩm, dịch vụ đã tạo thêm giá trị cho khách hàng và các bên liên quan.
Quản trị chuỗi cung ứng là chức năng tích hợp kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao, bao gồm thiết kế và chế tạo sản phẩm, quản lý hậu cần, marketing và bán hàng, tài chính và thông tin.
Việc kết hợp SCM thành công dẫn đến một kiểu cạnh tranh mới trên thị trường quốc tế, nơi mà sự cạnh tranh không phải giữa công ty với công ty, mà là giữa chuỗi cung ứng với chuỗi cung ứng. Trong các nghiên cứu gần đây, khả năng phục hồi hay còn được gọi là năng lực của chuỗi cung ứng đối phó với sự thay đổi, được xem là giai đoạn tiếp theo của sự cải tiến trong cấu trúc của nghiệp truyền thống để thích ứng với thị trường ảo dựa trên kỷ thuật số, lấy khách hàng làm trung tâm, cho phép con người có thể làm việc mọi lúc và mọi nơi.


Title: Nghiên cứu về chuỗi cung ứng các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
Other Titles: The study of supply chain manufacturing enterprises in Vietnam
Authors: Trần, Văn Hưng
Keywords: Doanh nghiệp sản xuất;Chuỗi cung ứng
Issue Date: 2016
Publisher: Đại học quốc gia Hà Nội
Description: 85 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20804
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)


Nhận xét