Olivin
(đá quý gọi là peridot) là khoáng vật sắt magie silicat có công thức cấu tạo
chung là (Mg,Fe)2SiO4. Olivin là một trong những khoáng vật phổ biến nhất trên
Trái Đất, và cũng được tìm thấy trong thiên thạch và trên Mặt Trăng, Sao Hỏa,
và sao chổi Wild 2.
Tỉ
lệ sắt và magie thay đổi giữa hai khoáng vật đầu và cuối dải của dung dịch rắn
gồm: forsterit (gốc Mg, ký hiệu Fo) và fayalit (gốc Fe, ký hiệu Fa). Thành phần
của olivin thường bao gồm một trong hai khoáng vật trên với tỷ lệ khác nhau (ví
dụ Fo70Fa30). Forsterit có nhiệt độ nóng chảy cao ở điều kiện áp suất khí quyển
khoảng 1900 °C, còn fayalit có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, khoảng 1200 °C. Nhiệt
độ nóng chảy thay đổi liên tục đối với các khoáng vật nằm giữa hai khoáng vật
trên vì vậy chúng cũng có tính chất khác nhau. Olivin chỉ bao gồm các nguyên tố
oxy, silic, magie và sắt. Mangan và niken thường là các nguyên tố có nhiều
trong đá chứa olivin.
Olivin
còn là tên đại diện cho nhóm khoáng vật có cấu trúc tương tự. Nhóm olivin bao gồm
tephroit (Mn2SiO4), monticellit (CaMgSiO4), và kirschsteinit (CaFeSiO4). Olivin
là khoáng vật tạo đá quan trọng trong các đá xâm nhập mafic như peridotit,
gabro và basalt. Loại đá siêu mafic dunit gần như hoàn toàn tạo nên từ olivin
và đó là kết quả kết tinh phân đoạn của dung thể thành phần peridotit.
Loại
olivin giầu Mg rất phổ biến trong phần lớn các nodul siêu mafic có nguồn gốc từ
manti trong các ống nổ kimberlit. Olivin phổ biến trên Trái Đất, Mặt Trăng và
trong các thiên thạch đá.
Nhiều
nghiên cứu đã được tiến hành đối với các tính chất vật lí, hóa học và cơ học của
olivin để tìm hiểu trạng thái vật lý của phần bên trong của Trái Đất, nguồn gốc
các thiên thạch, cùng lịch sử và các quá trình diễn ra trên các hành tinh.
Nhận xét
Đăng nhận xét