Định kiến về người chấp hành xong án phạt tù



Mời các bạn tìm hiểu luận văn “Định kiến về người chấp hành xong án phạt tù” của tác giả Nguyễn Như Chính tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33899

Người chấp hành xong án phạt tù (NCHXAPT) là những người có hành vi phạm tội và phải chấp hành hình phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, nay được trở về hoà nhập với cộng đồng.
Theo thống kê của Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng năm 2014 tỷ lệ người đi tù về tái phạm tội trên địa bàn thủ đô chiếm 20,23%. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng trên song phải kể đến một nguyên nhân quan trọng là những người có quá khứ phạm pháp sau khi ra trại thường bị cộng đồng định kiến (ĐK) và xa lánh, khiến họ càng thêm mặc cảm, dễ sa ngã và quay trở lại con đường phạm tội trước đây. Vì thế, việc nghiên cứu nhằm tìm ra cách thức hoá giải ĐK của xã hội đối với NCHXAPT sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ tái phạm ở nhóm đối tượng này.

 
Định kiến là những đánh giá tiêu cực và thiếu căn cứ của xã hội về một nhóm nhất định. Định kiến người chấp hành xong án phạt tù là những đánh giá tiêu cực và thiếu căn cứ của xã hội về tính cách, khả năng hoàn lương và vai trò xã hội của nhóm người chấp hành xong án phạt tù.


Các mặt biểu hiện của định kiến đối với người chấp hành xong án phạt tù
- ĐK về tính cách của NCHXAPT. Mặt biểu hiện thứ nhất này của ĐK được thể hiện qua đánh giá tiêu cực của khách thể về các nét tính cách của nhóm người đi tù về, xem họ là những đối tượng có nhiều phẩm chất xấu hơn là tốt.
- ĐK về khả năng hoàn lương của NCHXAPT. Mặt biểu hiện này được cụ thể hoá thành các đánh giá tiêu cực của khách thể như: sự thiếu tin tưởng người đi tù về sẽ hoàn lương; đánh giá những người đi tù về dễ dàng tái phạm khi có điều kiện.
- ĐK về vai trò xã hội của NCHXAPT. Mặt biểu hiện thứ ba này được thể hiện thông qua những đánh giá tiêu cực của cộng đồng về khả năng thực hiện các vai trò như: một công dân của xã hội; vai trò làm cha mẹ trong gia đình; vai trò là một thành viên của tổ dân phố...

Nhận xét