Khôi
phục điều kiện địa lý tự nhiên của quá khứ địa chất là một trong những nhiệm vụ
thú vị nhất và cũng là khó khăn nhất trong nghiên cứu trầm tích luận.
Khoa
học nghiên cứu các cảnh quan địa lý trong quá khứ địa chất gọi là cổ địa lý.
Điều
kiện địa lý tự nhiên ở đây bao gồm đặc điểm phân bố của lục địa và biển, cảnh
quan lục địa và địa hình đáy biển, hoàn cảnh lắng đọng trầm tích trên lục địa
và trong các bồn trầm tích, cuối cùng là điều kiện khí hậu trong đó xảy ra quá
trình phong hoá, vận chuyển và lắng đọng trầm tích.
Khôi
phục điều kiện lắng đọng trầm tích, biểu diễn bức tranh phân bố của lục địa và
biển, miền xâm thực, con đường và phương thức vận chuyển vật liệu, đặc điểm khí
hậu là nhiệm vụ nghiên cứu của cổ địa lý, nhiệm vụ này đòi hỏi phải tiếp cận
theo tư duy logic trên cơ sở phân tích và tổng hợp các tham số định lượng và định
tính.
Những
nhiệm vụ quan trọng của phân tích cổ địa lý là:
-
Xác định đặc điểm và quy luật phân bố của tướng trầm tích theo không gian và thời
gian.
-
Nghiên cứu thành phần các khoáng vật tại sinh chỉ thị môi trường như: sét,
oxit, carbonat, silicat, photphat và vật chất hữu cơ.
-
Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo trong lớp như phân lớp ngang song song, xiên chéo,
sóng xiên, lượn sóng... và trên mặt lớp của các đá trầm tích như dấu vết gợn
sóng, khe nứt do khô, dấu vết chữ cổ...
-
Nghiên cứu đặc điểm động vật, thực vật,
điều kiện sống, mức độ bảo tồn và cổ sinh thái
Nhận xét
Đăng nhận xét