Biến dạng thấm

 http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18001
Với những điều kiện nhất định,dòng nước thấm có thể làm chuyển dịch các hạt nhỏ trong đất hòn mảnh (cát, sỏi, cuội, v.v…) hoặc thuộc chất nhét trong khe nứt và hốc cactơ, có thể moi chuyển chúng ra khỏi đất đá. Quá trình moi chuyển những hạt nhỏ ra khỏi đất đá, ra khỏi chất nhét ở khe nứt và hốc cactơ là 1 dạng độc đáo của quá trình rửa xói ngầm đất đá, được quy ước gọi là xói ngầm. S
ự phát triển xói ngầm đặc trưng cho tác dụng phá hoại do thấm, sự không ổn định của đất đá hoặc của chất nhét trong các khe nứt và hốc cactơ về phương diện thấm.
Đôi khi để khỏi lẫn lộn với xói ngầm “cơ học” như vậy, người ta còn phân biệt xói ngầm „‟hóa học”.
Đây là quá trình rửa lũa các muối khỏi đất đá.
Khi bị các hố móng và các công trình bóc lộ ra, cát hạt mịn, hạt nhỏ, cát chứa bụi và nhiều bụi, chứa nước sẽ tự chảy.
Trong thực tế xây dựng và mỏ, người ta gọi đó là cát chảy.
Hiện tượng chảy của cát có thể xảy ra một cách chậm chạp thành lớp dày có thể xảy ra nhanh, hoặc rất nhanh và mang tính chất tai biến dưới hình thức đùn lên, ngay khi đào và khai thác đến chúng, tới mức khối đất đá còn lại không kìm giữ nổi áp lực của cát lỏng nữa.
Nếu như cát chảy ở trạng thái chuyển động, tức là mất ổn định, thì đất đá chứa chúng và do đó, các sườn dốc, mái dốc, khối trượt, các công trình khai đào ngầm, các lãnh thổ, các công trình có sẵn hoặc đang xây dựng trên đó cũng đều mất ổn định.

Title: Biến dạng thấm
Authors: Đỗ, Minh Đức
Keywords: Loại hình và đặc điểm biến dạng thấm
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Citation: 6 tr.
Abstract: Với những điều kiện nhất định,dòng nước thấm có thể làm chuyển dịch các hạt nhỏ trong đất hòn mảnh (cát, sỏi, cuội, v.v…) hoặc thuộc chất nhét trong khe nứt và hốc cactơ, có thể moi chuyển chúng ra khỏi đất đá. Quá trình moi chuyển những hạt nhỏ ra khỏi đất đá, ra khỏi chất nhét ở khe nứt và hốc cactơ là 1 dạng độc đáo của quá trình rửa xói ngầm đất đá, được quy ước gọi là xói ngầm. Sự phát triển xói ngầm đặc trưng cho tác dụng phá hoại do thấm, sự không ổn định của đất đá hoặc của chất nhét trong các khe nứt và hốc cactơ về phương diện thấm. Đôi khi để khỏi lẫn lộn với xói ngầm “cơ học” như vậy, người ta còn phân biệt xói ngầm „‟hóa học”. Đây là quá trình rửa lũa các muối khỏi đất đá. Khi bị các hố móng và các công trình bóc lộ ra, cát hạt mịn, hạt nhỏ, cát chứa bụi và nhiều bụi, chứa nước sẽ tự chảy. Trong thực tế xây dựng và mỏ, người ta gọi đó là cát chảy. Hiện tượng chảy của cát có thể xảy ra một cách chậm chạp thành lớp dày có thể xảy ra nhanh, hoặc rất nhanh và mang tính chất tai biến dưới hình thức đùn lên, ngay khi đào và khai thác đến chúng, tới mức khối đất đá còn lại không kìm giữ nổi áp lực của cát lỏng nữa. Nếu như cát chảy ở trạng thái chuyển động, tức là mất ổn định, thì đất đá chứa chúng và do đó, các sườn dốc, mái dốc, khối trượt, các công trình khai đào ngầm, các lãnh thổ, các công trình có sẵn hoặc đang xây dựng trên đó cũng đều mất ổn định.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18001
Appears in Collections:Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC)

Nhận xét